Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe khí cảm cúm

21/06/2022

Administrator

89

Cảm cúm xuất hiện phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi. 

Cảm cúm xuất hiện phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi. 

1. Nguyên nhân gây cảm cúm 

Nguyên nhân chính gây cảm cúm là do virus Influenza. Cảm cúm là bệnh dễ truyền nhiễm thông qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,…Virus cúm sẽ theo đường tiết dịch ra ngoài và bám vào các đồ vật xung quanh. Người bình thường nếu trực tiếp nói chuyện hoặc chạm vào những đồ vật bị dính chất dịch chứa virus sẽ có nguy cơ cao mắc cảm cúm. 

2. Biểu hiện cho thấy bạn đã mắc bệnh


Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người, bệnh có những triệu chứng biểu hiện và thời gian kéo dài khác nhau. Nhìn chung, cảm cúm là bệnh nhẹ, không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể tự khỏi và tác động chính đến mũi và họng:

Cổ họng xuất hiện cảm giác đau rát và ngứa. Trong hai ngày đầu, tình trạng này thường xuất hiện liên tục và dần biến mất sau đó.
Tình trạng viêm ở mũi và họng dẫn đến hắt hơi thường xuyên. Đây được coi là dấu hiệu cơ bản và đặc trưng của bệnh.
Thời gian đầu, bệnh nhân xuất hiện dịch nước mũi không màu, trong suốt. Lượng dịch tiết ra ít, chảy thành nước. Sau đó, khi tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, dịch chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá và có tính chất đặc hơn.
Bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện ho khan, ho có đờm với tần suất tăng dần.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: mệt mỏi, nhạt miệng chán ăn, cơ thể khó chịu đau nhức,... một số trường hợp kèm theo sốt.


3. Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả

3.1. Sử dụng thuốc trị cảm


Các loại thuốc cảm cúm tại nhà sẽ giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, sốt, ho, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi… Các thuốc thường được dùng có: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codeine, Ambroxol, Natri Benzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.

3.2. Uống nhiều nước


Cảm cúm sẽ khiến cơ thể mất nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao hay nôn, tiêu chảy. Do đó cách trị cảm cúm ở nhà đơn giản là uống đủ nước để cung cấp cho cơ thể như nước quả, nước lọc, hoặc nước điện giải. Tránh các đồ uống như có chứa caffeine vì sẽ làm bạn đi tiểu nhiều nên khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

3.3. Dùng thức ăn dạng lỏng
Khi bị cảm cúm bạn nên ăn thức ăn lỏng cho dễ tiêu hoá. Súp hoặc cháo, hay bún phở sẽ giúp bạn tiêu hoá dễ hơn. Theo chuyên gia thì súp gà có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp của bệnh cảm cúm.

3.4. Để cơ thể nghỉ ngơi


Bạn nên nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều hay mang vác nặng khi bị cảm cúm. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Nếu bạn ngủ đủ giấc, không thức khuya thì sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Do đó bạn hãy ngủ ít nhất là 8 tiếng/ngày để cơ thể chóng hồi phục.

3.5. Giữ môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng


Không khí quá ẩm ướt hay quá khô đều không tốt cho sức khoẻ và bệnh cảm cúm. Không gian sống nhất là phòng ngủ của bạn nên được giữ gìn sạch sẽ, khô thoáng. Bạn có thể dùng điều hoà không khí hoặc máy xông tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.

3.6. Xông hơi


Đây cũng là cách giúp thông mũi, dễ chịu hơn nếu cảm cúm làm bạn bị tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở. Bạn có thể đun 1 nồi nước nóng rồi thêm tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp và trùm chăn kín để xông mũi trong vài phút.

3.7. Chườm nhiệt


Sử dụng khăn ấm chườm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp bạn giảm đau đầu hay đau xoang do cảm cúm.

3.8. Súc miệng với nước muối


Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường. Nước muối sẽ giúp sát khuẩn khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn.

3.9. Vệ sinh mũi


Súc miệng bằng nước muối và vệ sinh mũi là hai cách hỗ trợ trị cảm cúm hiệu quả. Khi bị cảm cúm, mũi của bạn trong tình trạng viêm nhiễm, chảy dịch mũi liên tục gây cảm giác khó chịu, vì thế nên vệ sinh sạch sẽ mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

3.10. Rửa tay thường xuyên


Thói quen này sẽ giúp tránh lây lan virus cúm sang người thân trong gia đình.

3.11. Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị rút ngắn thời gian điều trị


Cảm cúm là bệnh do virus gây ra, tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhưng các triệu chứng như ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu… sẽ khiến bạn thấy khó chịu. Do đó để thời gian mắc cúm nhanh chóng qua đi, giúp cơ thể nhanh phục hồi thì bạn có thể chọn dùng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn sự phát triển và tác hại của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Cảm cúm là bệnh phổ biến, dễ mắc phải khi thay đổi thời tiết hoặc do sức đề kháng cơ thể kém. Người bệnh có thể phòng chống cảm cúm thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tiêm phòng cúm. Trong trường hợp cần giải đáp chi tiết về bệnh lý trên, có thể liên hệ đến chuyên khoa Hô Hấp của Bệnh viện gần nhất

Chia sẻ:
Copyright © 2024 - CÔNG TY TNHH Y TẾ KHÔI NGUYỄN. All rights reserved.