Hướng dẫn chuẩn đoán và điều tri COVID19 tại nhà

21/06/2022

Administrator

101

Người bệnh mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng, tới các biểu hiện bệnh lý nặng

1. CÁC LƯU Ý KHI CHUẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN COVID - 19

Người bệnh mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng, tới các biểu hiện bệnh lý nặng như suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi và tử vong. Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch hay có bệnh mạn tính hoặc đồng nhiễm và bội nhiễm căn nguyên khác thì tỷ lệ tử vong cao hơn so với người bình thường nhiễm bệnh.

Thời gian ủ bệnh của Covid-19 là từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Triệu chứng khởi phát thường gặp nhất đó là sốt, mệt mỏi, đau cơ, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Khoảng hơn 80% người nhiễm Covid-19 chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, có một số trường hợp lại không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào, do đó rất khó phát hiện.
Gần 20% số bệnh nhân có diễn biến nặng trong thời gian khoảng 7-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng... với các biểu hiện thở nhanh, khó thở, tím tái, suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. Các trường hợp tử vong bởi Covid-19 xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính.
Đối với trẻ mắc Covid-19 thường có các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho hoặc các biểu hiện viêm phổi. Một số trẻ lại có dấu hiệu tổn thương viêm đa cơ quan, như sốt, ban đỏ hoặc xuất huyết giác mạc, phù nề niêm mạc miệng, suy tuần hoàn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.
Các trường hợp bệnh nghi ngờ, cần làm xét nghiệm chẩn đoán Covid-19. Các xét nghiệm bao gồm: Lấy dịch đường hô hấp trên (dịch hầu họng & mũi họng) bằng kỹ thuật realtime RT- PCR; khi mẫu bệnh phẩm dịch đường hô hấp trên âm tính nhưng vẫn nghi ngờ về lâm sàng, cần lấy dịch đường hô hấp dưới (đờm, dịch hút phế quản, dịch rửa phế nang); nếu người bệnh thở máy có thể chỉ cần lấy dịch đường hô hấp dưới; những trường hợp nghi ngờ, kể cả ở những trường hợp đã xác định được tác nhân thông thường khác, cần làm xét nghiệm khẳng định để xác định SARS-CoV-2 ít nhất một lần; thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò thường quy


2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 

- Người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (sau đây gọi là F1) đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
- F0 đã được điều trị khỏi bệnh(có giấy ra viện)
- Người ở cùng nhà với F1 được cách ly cùng với F1 tại nhà;
- Người trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ F1 được cách ly cùng với F1 tại nhà.
- Người thuộc diện F1 là:
+ Người cao tuổi, nhiều bệnh lý nền hoặc bị tai biến không thể đi được hoặc không tự chăm sóc bản thân được; người khuyết tật, tâm thần cần có người chăm sóc;
+ Trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú;
- Những người đang cách ly tập trung đủ 07 ngày, có kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà.  Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 (Theo Quyết định 5053/QĐ-BYT ngày 03/12/2020 về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính)

 

3. NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TẠI NHÀ

3.1. Cách ly người nhiễm khỏi những người khác
 

- Bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng (nếu không có phòng vệ sinh riêng thì F0 không được sử dụng cùng thời điểm với những người khác)
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa F0 và những người khác.

 

3.2. Đảm bảo nhà ở thông thoáng
 

- Luôn mở cửa sổ (nếu có);
- Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; sử dụng quạt, máy lọc không khí.
- Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung

 


3.3. Rửa tay thường xuyên


- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây.
- Thời điểm rửa tay: trước và sau khi nấu ăn, trước và sau khi ăn uống, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác.

 

3.4. Đeo khẩu trang


- Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với F0 và những người khác.
- F0 phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi dã được cách ly, để giảm nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác.
- Người ở/cách ly cùng nhà phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người khác.

 

3.5. Vệ sinh hô hấp


- Luôn đeo khẩu trang
- Không khạc nhổ trong không gian chung
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi
- Vứt bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín.
- Rửa tay bằng nước/xà phòng/dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi.

 

3.6. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm
 

- Bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19; nên sử dụng dụng cụ có thể tái sử dụng để hạn chế rác thải lây nhiễm.
- Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.
- Rửa bát đĩa bằng nước nóng (nên làm) và xà phòng.
- F0 tự rửa dụng cụ ăn uống trong phòng riêng nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay khi dọn đồ ăn và rửa dụng cụ ăn uống.
- Dụng cụ ăn uống của F0 sau khi rửa để ở vị trí riêng trong phòng của F0.


3.7. Xử lý đồ vải an toàn


- Tốt nhất là F0 có thể tự giặt quần áo.
- Nếu cần người chăm sóc giặt, người chăm sóc mang găng tay khi xử lý đồ vải của F0.
- Trước khi giặt, phải ngâm đồ vải với xà phòng giặt trong tối thiểu 20 phút
- Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ.
- Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể.
- Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn.
- Tháo găng tay, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của F0.
- Giặt riêng đồ của F0 vói đồ của người khác.
- Không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút.


3.8. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

- Tốt nhất là F0 tự vệ sinh.
- Làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, lau lại bằng nước sạch.
- Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điện thoại…Bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài.
- Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay trước khi vệ sinh.
- Sử dụng dụng cụ riêng để vệ sinh cho khu vực của F0.
- Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 2 lần/ngày.
- Tháo găng tay, rửa tay sau khi vệ sinh bề mặt.

 

3.9. Thu gom và xử lý rác thải đúng cách


- Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong phòng của người nhiễm. Lót sẵn bao màu vàng hoặc bỏ vào bao màu vàng khi thu gom để phân biệt với rác thải khác.
- Phân loại: Tất cả các chất thải rắn thải bỏ tại phòng cách ly đều được bỏ vào thùng và bao rác đã được chuẩn bị.
- Thu gom: Xịt cồn 70 độ để khử khuẩn bên trong và bên ngoài túi và buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót bao rác  màu vàng có nắp đậy kín. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
- Thu gom, xử lý rác thải hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
- Đeo găng tay khi xử ý chất thải, rác thải, bỏ găng tay ngay khi xử lý xong.
- Rửa tay sau khi xử lý chất thải.
 Lưu ý:
- Hạn chế sử dụng các vật dụng, xử lý tại chỗ (hấp, đun sôi, ngâm Javel, chất sát khuẩn,…) để hạn chế tối đa rác thải có nguy cơ lây nhiễm, có thể sử dụng chén, bát, đũa,… sử dụng cố định để hạn chế vật dụng sử dụng 1 lần. Rác thải có nguy cơ lây nhiễm phải được bỏ vào trong túi màu vàng để phân loại và nhận biết, bịt kín miệng túi.
- Tất cả chất thải phát sinh từ phòng cách ly tại nhà, nơi lưu trú được xem như là chất thải có nguy cơ lây nhiễm.
- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi hoặc thùng đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly.


3.10. Sử dụng găng tay


- Không sử dụng lại găng tay. Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ.
- Không chặm vào vùng đầu, mặt, cổ khi đang đeo găng tay.

4. NHỮNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC LÀM


- Rời khỏi phòng cách ly trong thời gian cách ly
- Sử dụng chung vật dụng với người khác
- Ăn uống cùng người khác
- Tiếp xúc gần với người khác và vật nuôi
Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc

Chia sẻ:
Copyright © 2024 - CÔNG TY TNHH Y TẾ KHÔI NGUYỄN. All rights reserved.